1. Trang chủ
  2. Thực hư cây sưa 200 tuổi giá 50 tỷ: Cuộc ‘hỗn chiến’ đổ máu

Thực hư cây sưa 200 tuổi giá 50 tỷ: Cuộc ‘hỗn chiến’ đổ máu

Vừa mới bắt đầu cuộc họp tiếp dân để bàn chuyện bán cây sưa đỏ 200 tuổi ở xã Hà Mãn (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) đã biến thành màn ẩu đả đến đổ máu.

Cây sưa hơn 200 tuổi ở Bắc Ninh đang được người dân rao bán với giá 50 tỷ đồng. Số tiền thu được sẽ dành để trùng tu đình làng.
Đình Đông Cốc nằm ở xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh thờ Phật Pháp Vũ, một trong Tứ Pháp linh thiêng khởi nguồn trung tâm Phật giáo Thuận Thành, Bắc Ninh. Nhờ những giá trị lịch sử, văn hóa, và những cổ vật còn lưu giữ, năm 1992 ngôi đình đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia. Trong khuôn viên ngôi đình có 3 cây sưa niên đại khoảng 50 tuổi, 200 tuổi và 400 tuổi. Vào năm 2007, ngôi đình được trùng tu lại khá khang trang. Theo Ban quản lý di tích, nguồn kinh phí để sửa chữa lúc đó có được từ việc bán cây sưa 50 năm.

cay-sua-200-tuoi

Cây sưa đỏ 200 tuổi ở xã Hà Mãn có người hỏi mua với giá 49 tỷ

Hiện tại, Ban quản lý di tích đình Đồng Cốc đang rao bán một cây sưa khác có niên đại hơn 200 năm với giá 50 tỷ đồng. Việc rao bán cây sưa 200 tuổi nằm trong di tích Đình Đồng Cốc được sự thống nhất giữa Hội Người cao tuổi, chính quyền địa phương và có sự đồng thuận của hầu hết người dân trong xã. Nhiều người cao tuổi trong làng xem việc cây sưa cổ thụ có giá trị là việc “lộc trời” ban cho làng và họ có quyền bán để lấy tiền tu sửa đình làng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Theo lời ông Nguyễn Văn Dong, Ban quản lý Đình Đông Cốc thì “cây sưa 200 tuổi mà dân làng muốn bán vốn trước đây nằm trên đất của một hộ dân và nằm ngoài khuôn viên, quần thể kiến trúc ngôi đình. Về sau người dân hiến đất để mở rộng đình nên cây sưa này nằm vào bên trong khuôn viên di tích. Từ khi rao bán đã có người trả giá, nhưng trả giá cao nhất đến thời điểm này là khoảng 47-48 tỷ đồng…”. Hiện UBND xã Hà Mãn vẫn loay hoay trong việc mua bán.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xã đã báo cáo lên huyện theo nguyện vọng của nhân dân để xin chủ trương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sẽ có biện pháp để bảo vệ cây sưa và giải thích để người dân thuận lòng chờ đợi quyết định cuối cùng của các ban ngành hữu quan”.

Đại diện Chi cục kiểm lâm tỉnh, ông  Lê Văn Minh, Chi cục trưởng cho biết việc 2 cây sưa nằm trong khuôn viên đình làng và là tài sản tập thể do nhân dân trồng và được ngành văn hóa cho phép thì nhân dân có quyền bán.

cay-sua-400-tuoi

Cây sưa 400 trăm tuổi tỏa bóng mát trước sân Đình.

Những năm gần đây, cơn sốt gỗ sưa nóng đến mức nhiều gia đình còn tháo dỡ cả bàn thờ, hoành phi, câu đối làm bằng gỗ sưa để đem bán. Nhiều luồng tin cho rằng các đại gia Trung Quốc dùng gỗ sưa để ướp xác sau khi tạ thế, còn giới mafia thì gom gỗ sưa nghiền thành bột, cô đặc,  trộn với ma túy theo một tỷ lệ nhất định để kiếm lời…

Trong 2 cuốn sách “Bác vật yếu lâm” và “Bản mục thập di”, gỗ sưa của người Giao chỉ gọi là hoàng hoa lê, là loại gỗ tốt nhất. Gỗ đỏ mà tinh tế, sắc đỏ tím, hương dịu nhẹ, vân gỗ như mặt quỷ. Loại gỗ này thường được làm bàn ghế, giường tủ, đồ dùng hàng ngày của vua chúa và những gia đình quyền quý. Làm đồ gia dụng, các thợ mộc phải bết tận dụng sắc đỏ tía quyền quý và vân gỗ kỳ lạ của nó. Thời đó ngoài vàng bạc, châu báu thì vùng đất Giao chỉ thường phải cống nạp loại gỗ hoàng hoa lê, Chiêm Thành, Chân lạp cũng thường xuyên phải cống nạp cho triều đình loại gỗ này. Còn trong cuốn “Trung dược đại từ điển”, gỗ sưa có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống cao huyết áp, bệnh đường ruột. Cuốn Bản thảo cương mục thị liệt kê tác dụng của gỗ sưa: nhuận khí, không độc, có thể cầm máu, chữa bệnh tim…

Theo thạc sĩ Từ Vũ, một nhà nghiên cứu Trung Quốc, gỗ sưa thực sự quý hiếm là gỗ sưa Hải Nam của Trung Quốc. Gỗ sưa Hải Nam có giá trị gấp nhiều lần gỗ sưa Việt Nam. Gỗ sưa Việt Nam không có hương thơm nhưng lại có vân giống hệt gỗ sưa Hải Nam. Người Trung Quốc thu mua gỗ sưa Việt Nam để làm giả gỗ sưa Hải Nam, thậm chí họ làm giả đồ gia dụng của vua chúa ngày xưa để kiếm lời bạc tỷ. Loại gỗ sưa đỏ Hải Nam đã bị khai thác cạn kiệt, chính vì vậy thương lái Trung Quốc mới ồ ạt chuyển qua thu mua gỗ sưa Việt Nam tạo nên cơn sốt giả. Sau thời gian thị trường Trung Quốc náo loạn bởi các sản phẩm gỗ sưa, giờ họ nhận ra rằng các sản phẩm có mặt ở Trung Quốc đều đến từ Việt Nam chứ không phải đến từ Hải Nam. Chính vì vậy cơn sốt đã lắng xuống, giá gỗ sưa giờ đã giảm nhiều so với đỉnh điểm năm 2007 …

au-da-trong-cuoc-hop-dau-gia-cay-sua-50-ti

Hình ảnh ẩu đả trong buổi họp đấu giá cây sưa

Trong danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 32NP-CP ngày 3062006 thì cây sưa hay còn gọi là Huê mộc vàng, trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm sử dụng vì mục đích thương mại.

Xem clip ẩu đả dẫn đến đổ máu trong buổi họp đấu giá cây sửa 50 tỉ:

 

sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng của bạn. Hiện tại bạn đang có sản phẩm trong giỏ hàng.